THỦ TỤC NHẬP KHẨU VẢI MAY MẶC

Vải là mặt hàng khá thông dụng ở nước ta. Dựa trên nhu cầu sử dụng vải nhập khẩu ngày một tăng hiện nay, hoạt động nhập khẩu vải may mặc đang diễn ra vô cùng sôi động. Vậy, quy định chi tiết về thủ tục nhập khẩu vải may mặc cụ thể như thế nào?  REDSUN LOGISTICS với nhiều năm kinh nghiệm về vận chuyển hàng dệt may, nay chia sẻ đến bạn những kiến thức, thông tin liên quan đến thủ tục nhập khẩu vải các loại áp dụng mới nhất cho năm 2023 để quý doanh nghiệp có câu trả lời chuẩn xác nhất.

 

1. Chính sách nhập khẩu vải 2023

Để nhập khẩu vải về Việt Nam thì các doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu, chính sách hiện hành của nhà nước. Thủ tục nhập khẩu vải được quy định theo những văn bản pháp luật sau: 

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngây 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định bổ sung  69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  • Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019
  • Thông tư số 21/2017/ TT- BCT ngày 23/10/2017
  • Công văn 4470/TCHQ-TXNK ngây 16/09/2021

Theo những quy định trên thì vải may mặc không nằm trong danh sách những mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam, các doanh nghiệp có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu bình thường. 
Cũng theo thông tư số 21/2017 TT - BTC, những loại vải may mặc tiếp xúc trực tiếp với da người buộc phải làm công bố hợp quy về hàm lượng Formaldehyt trước khi phân phối ra thị trường. 

2. Dãn nhãn hàng hóa nhập khẩu 

Vải khi nhập vào Việt Nam phải dán nhãn theo nghị định 128/2020 NĐ-CP để giúp các cơ quản chức năng dễ quán lý hàng hóa. Nhãn mác giúp xác định được rõ xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm với mặt hàng này. 

Nội dung nhãn mác hàng hóa gồm các thông tin sau: 

  • Thông tin của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu ( Tên công ty, địa chỉ) 
  • Tên hàng hóa 
  • Xuất xứ hàng hóa 
  • Các thông tin theo tính chất của loại hàng 

Nhãn cần được dán tại những vị trí thuật tiện, dễ nhìn thấy, dễ kiểm tra ở trên bề mặt kiện hàng như trên thùng cacton, trên kiện gỗ, ở bao bì sản phẩm...

3. Mã HS CODE và thuế nhập khẩu của vải

Việc xác định mã hs code của vải hay bất kì một mặt hàng nào khi nhập khẩu là điều rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp xác định được đúng mã hs code thì sẽ xác định được thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng cũng như những chính sách nhập khẩu của mặt hàng. Để xác định được mã hs code cần dựa vào cấu tạo, tính chất, thành phần.... của hàng hóa. 

Mặt hàng vải có nhiều mã hs code khác nhau được thể hiện cụ thể ở chương 50 và chương 60. Dưới đây, REDSUN LOGISTICS sẽ chia sẻ về mã hs code của mặt hàng vải may mặc.

ma hs code

ma hs code vai may mac



hs code vai

Thuế giá trị gia tăng ( VAT): 8%
Thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng vải : 5% - 15% tùy theo hs code 
Thuế nhập khẩu ưu đãi có xuất xứ từ Trung Quốc ( form E): 0 - 5%
Thuế nhập khẩu ưu đãi có xuất xứ từ các nước đông nam á ( form D): 0%

4. Bộ hồ sơ nhập khẩu vải may mặc 

Bộ chứng từ nhập khẩu vải gồm có: 

  • Tờ khai hải quan 
  • Bill of Lading (Vận đơn)
  • Commercial invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Sale contract (Hợp đồng thương mại)
  • Packing list (Danh sách đóng gói)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O) 

5. Quy trình thông quan lô hàng 

Vải may mặc sẽ được nhập khẩu như các loại hàng hóa bình thường, quy trình thông quan lô hàng sẽ được thực hiện như sau: 
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Sau khi đã có bộ hồ sơ để nhập khẩu vải, doanh nghiệp sẽ xác định được mã hs code, dựa vào các thông tin có trong hồ sơ để khai báo hải quan trên hệ thống.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi đã làm xong tờ khai hải quan, hệ thống sẽ trả kết quả và phân luồng tờ khai. Tiếp theo in tờ phân luồng kèm theo bộ hồ sơ nhập khẩu mang đến nộp tại chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy vào thực trạng tờ khai ở luồng, xanh, vàng, đỏ sẽ có hướng sử lý khác nhau. 

Luồng xanh: Miễn kiểm chi tiết tra hồ sơ và miễn kiểm thực tế hàng hóa.
Luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hàng hóa và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. 
Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hàng hóa  và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.

Bước 3: Thông quan tờ khai
Sau khi kiểm tra, nếu hàng hóa không có vấn đề gì nhân viên hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Như vậy doanh nghiệp sẽ đóng thuế nhập khẩu để lô hàng được thông qua. 

Bước 4: Nhận hàng hóa và vận chuyển về kho để phân phối ra thị trường 


6. Một số lưu ý khi nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam 
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ thủ tục để khi lô hàng cập cảng đến sẽ được thông quan nhanh chóng, tránh tình trạng thiếu hồ sơ cần bổ sung vì sẽ tốn thêm chi phí lưu kho, lưu bãi.
- Doanh nghiệp cần thực hiện đúng các chính sách hiện hành của nhà nước và hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ.
- Để được hưởng những khoản thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, doanh nghiệp cần thương thảo với đối tác để lấy được chứng nhận xuất xứ ( C/O)

- Tem nhãn hàng hóa là vấn đề cần đặc biệt lưu ý, vì nếu tem nhãn không thể hiện đủ thông tin cần thiết sẽ bị xử phạt rất nặng theo luật hải quan Việt Nam.

 

Trên đây là những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc mà chúng tôi muốn chia sẻ đến Quý vị. Nếu Quý vị thấy hữu ích có thể chia sẻ đến bạn bè và người thân cùng tham khảo. Nếu thấy còn thiếu sót vui lòng góp ý qua hotline hoặc hotmail của chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn.

Thông tin liên hệ

Xin vui lòng liên hệ với REDSUN LOGISTICS để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0932719743
Email: William@redsunlogistics.com
Địa chỉ: Lầu 2, 170N Nơ Trang Long, P12, Q Bình Thạnh, TP HCM


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng