THỦ TỤC NHẬP KHẨU BẾP ĐIỆN (TỪ) 2024

Thủ tục nhập khẩu bếp điện từ là một quy trình gồm nhiều bước cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam, và các Doanh nghiệp khi muốn nhập khẩu và kinh doanh bếp điện từ đều phải nắm rõ quy trình các bước để tránh việc bị phát sinh chi phí ngoài ý muốn. Hãy cùng REDSUN LOGISTICS tìm hiểu chi tiết thủ tục qua bài viết dưới đây nhé!

Bếp điện từ (hay còn gọi là bếp từ) là một loại bếp hiện đại sử dụng công nghệ cảm ứng từ để làm nóng trực tiếp đáy nồi, giúp nấu ăn nhanh chóng và tiết kiệm năng lượng. Khác với các loại bếp truyền thống như bếp gas hay bếp điện thông thường, bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường và không làm nóng bề mặt bếp, mang lại nhiều lợi ích về an toàn và hiệu suất. Với các ưu điểm vượt trội như vậy, ngày nay bếp điện từ được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Trong bài viết này, hãy cùng REDSUN LOGISTICS tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc liên quan đến thủ tục nhập khẩu bếp từ nhé.

 

 

HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN BẾP ĐIỆN TỪ

  • Căn cứ theo quyết định 2711/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2022 của Bộ KHCN
  • Thông tư 07/2018/BKHCN về việc Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự.
  • Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 
  • Công văn 2421/TĐC-HCHQ về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 07-2017-BKHCN ngày 16/6/2017
  • QCVN 9:2012/BKHCN và sửa đổi 1:2018 QCVN9:2012/BKHCN. Cụ thể: CISPR 14-1:2016
  • QCVN 4:2009/BKHCN và sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN. Cụ thể: TCVN 5699-2-9:2017

Theo các văn bản trên, bếp điện không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cho nên doanh nghiệp có thể nhập khẩu bình thường. 

Tuy nhiên,Tùy vào công năng sử dụng, một số sản phẩm bếp điện nhập khẩu bắt buộc phải kiểm tra chất lượng và làm chứng nhận hợp quy sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường.

Để xác định chính xác loại bếp điện từ nào không cần kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu, bạn nên tham khảo các văn bản pháp luật mới nhất hoặc liên hệ với REDSUN LOGISTICS qua hotline để được tư vấn chính xác và cụ thể hơn.

 

XÁC ĐỊNH MÃ HS CODE

Việc xác định mã số HS của hàng hóa  không chỉ giúp nhà nhập khẩu có thông tin chính xác để làm chứng từ mà còn biết được những giấy tờ thủ tục hải quan yêu cầu và thuế nhập khẩu của mặt hàng đó. Vì thế đây là bước vô cùng quan trọng cần cẩn thận thực hiện.

  • Mã Hs code bếp điện từ: 85166090 ,
  • Thuế nhập khẩu bếp điện từ: Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%,
  • Nhập từ Trung Quốc có FORM E: thuế nhập khẩu 0%,
  • Nhập từ Thái Lan, Malaysia, các nước ASEAN có FORM D: thuế nhập khẩu 0%,
  • Thuế giá trị tăng: 10%

QUY ĐỊNH VỀ DÁN NHÃN HÀNG HÓA THEO NGHỊ ĐỊNH 128/2020 NĐ-CP

Bếp điện từ khi nhập vào Việt Nam phải dán nhãn theo nghị định 128/2020 NĐ-CP để giúp các cơ quản chức năng dễ quán lý hàng hóa. Nhãn mác giúp xác định được rõ xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm với mặt hàng này. 
Nội dung nhãn mác hàng hóa gồm các thông tin sau: 

  • Thông tin của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu ( Tên công ty, địa chỉ) 
  • Tên hàng hóa 
  • Xuất xứ hàng hóa 
  • Các thông tin theo tính chất của loại hàng 

Nhãn cần được dán tại những vị trí thuật tiện, dễ nhìn thấy, dễ kiểm tra ở trên bề mặt kiện hàng như trên thùng cacton, trên kiện gỗ, ở bao bì sản phẩm...

 

CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU BẾP ĐIỆN TỪ

Bước 1 : Chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu

   - **Hợp đồng mua bán** (Sales contract)

   - **Hóa đơn thương mại** (Commercial invoice)

   - **Phiếu đóng gói** (Packing list)

   - **Vận đơn** (Bill of lading)

   - **Chứng nhận xuất xứ** (Certificate of origin) nếu có

   - **Đăng ký kiểm tra chất lượng** (Quality inspection registration) – nếu có

Bước 2 : . Khai báo hải quan: Tiến hành khai báo hải quan điện tử qua hệ thống VNACCS/VCIS và nộp các loại thuế, phí theo quy định.

Bước 3 : Kiểm tra và thông quan: Sau khi hoàn thành khai báo hải quan, hàng hóa sẽ được kiểm tra và thông quan nếu đạt yêu cầu.

Bước 4 : Thử nghiệm và làm Chứng nhận hợp quy: Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định hoặc liên hệ trung tâm để lấy mẫu thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy.

Bước 5 : Hoàn thiện bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng cho Chi Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng nơi đã đăng ký

Bước 6 : Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường

 

 

 

MỘT SỐ LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU BẾP ĐIỆN VÀO VIỆT NAM

- Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ thủ tục để khi lô hàng cập cảng đến sẽ được thông quan nhanh chóng, tránh tình trạng thiếu hồ sơ cần bổ sung vì sẽ tốn thêm chi phí lưu kho, lưu bãi.

- Doanh nghiệp cần thực hiện đúng các chính sách hiện hành của nhà nước và hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ.

- Để được hưởng những khoản thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, doanh nghiệp cần thương thảo với đối tác để lấy được chứng nhận xuất xứ ( C/O)

- Tem nhãn hàng hóa là vấn đề cần đặc biệt lưu ý, vì nếu tem nhãn không thể hiện đủ thông tin cần thiết sẽ bị xử phạt rất nặng theo luật hải quan Việt Nam.

 

Trên đây là những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu bếp điện mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý vị. Nếu anh/chị có điều gì chưa rõ, xin vui lòng liên hệ với REDSUN LOGISTICS qua hotline hoặc email để được tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn!

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Xin vui lòng liên hệ với REDSUN LOGISTICS để được tư vấn miễn phí:

Hotline: 0932719743- Mr Đạo

Email: William@redsunlogistics.com

Địa chỉ: Lầu 2, 170N Nơ Trang Long, P12, Q Bình Thạnh, TP HCM


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng