THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐÈN LED
Đèn LED là đèn sử dụng công nghệ LED (Light Emitting Diode). LED là loại đèn thế hệ mới với nguyên lý chiếu sáng dựa trên hoạt động của các diot phát quang. Và để nhập khẩu đèn led thì các tổ chức/ các nhân phải tuấn theo những quy định nào? Hãy cùng Redsun Logistics tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Đèn LED là đèn sử dụng công nghệ LED (Light Emitting Diode). LED là loại đèn thế hệ mới với nguyên lý chiếu sáng dựa trên hoạt động của các diot phát quang
Với hàng loạt ưu điểm vượt trội so với bóng đèn sợi đốt như tuổi thọ lâu, tiết kiệm điện, thân thiện môi trường,…Đèn LED được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn với mục đích chiếu sáng dân dụng và trang trí ánh sáng
Hiện nay, Việt Nam đã có thể tự sản xuất đèn LED với các thương hiệu lớn như Rạng Đông, Điện Quang,… Tuy nhiên, các mặt hàng LED nhập khẩu vẫn được ưa chuộng tại Việt Nam do sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chức năng…
Và để nhập khẩu đèn led thì các tổ chức/ các nhân phải tuấn theo những quy định nào? Hãy cùng Redsun Logistics tìm hiểu qua bài viết này nhé.
HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈN LED
- Quyết định Số: 04/2017/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện
- Công văn Số: 1786/TCHQ-GSQL về việc dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu
- Thông tư 36/2016/TT-BCT hướng dẫn thực hiện dán nhãn năng lượng đối với 1 số mặt hàng
- Quyết định 4889/QĐ-BCT g công bố Tiêu chuẩn Việt Nam và hướng dẫn công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED
- Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED”
- Quyết định Số: 3810/QĐ-BKHCN về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của bộ khoa học và công nghệ
- Quyết định số 1383/QĐ-BKHCN đính chính quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2019/BKHCN về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED
- QCVN 19:2019/BKHCN
Theo các văn bản trên, đèn LED không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cho nên doanh nghiệp có thể nhập bình thường
Tuy nhiên, Một số sản phẩm LED nhập khẩu bắt buộc phải thực hiện thử nghiệm và chứng nhận hợp quy, kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng.
Các loại đèn led không cần chứng nhận hợp quy và thử nghiệm hiệu suất năng lượng :
1. **Đèn LED chuyên dụng**: Các loại đèn LED được thiết kế cho mục đích sử dụng đặc biệt như đèn chiếu sáng trong các công trình công nghiệp, đèn đường, đèn tín hiệu giao thông, đèn chiếu sáng trong nông nghiệp, thủy sản.
2. **Đèn LED không thuộc danh mục bắt buộc**: Các loại đèn LED không nằm trong danh mục bắt buộc phải kiểm tra hiệu suất năng lượng theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg. Danh mục này được cập nhật thường xuyên, vì vậy bạn cần kiểm tra thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương hoặc cơ quan hải quan.
3. **Đèn LED có công suất nhỏ**: Một số loại đèn LED có công suất rất nhỏ có thể được miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng. Tuy nhiên, quy định cụ thể về công suất nhỏ có thể thay đổi và cần tham khảo các văn bản pháp luật hiện hành.
4. **Đèn LED dùng trong thiết bị điện tử**: Các loại đèn LED tích hợp trong các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại di động không cần kiểm tra hiệu suất năng lượng riêng lẻ vì đã được kiểm tra trong quá trình kiểm định thiết bị.
Để xác định chính xác loại đèn LED nào không cần thử nghiệm hiệu suất năng lượng khi nhập khẩu, bạn nên tham khảo các văn bản pháp luật mới nhất hoặc liên hệ với REDSUN LOGISTICS qua hotline để được tư vấn chính xác và cụ thể hơn.
XÁC ĐỊNH MÃ HS CODE
Việc xác định mã số HS của hàng hóa không chỉ giúp nhà nhập khẩu có thông tin chính xác để làm chứng từ mà còn biết được những giấy tờ thủ tục hải quan yêu cầu và thuế nhập khẩu của mặt hàng đó. Vì thế đây là bước vô cùng quan trọng cần cẩn thận thực hiện.
Đèn LED có khá nhiều chủng loại khác nhau tương ứng với HS CODE khác nhau, nên đơn vị nhập khẩu cần thiết hiểu rõ và phân biệt được loại đèn LED của mình sẽ áp mã HS nào. Thông thường đèn LED sẽ được áp vào nhóm 85.39 và 94.05. Và phân biệt Mặt hàng đèn LED tại nhóm 85.39 và 94.05 như sau :
Nhóm 85.39
- Bao gồm đèn LED ở dạng bóng đèn có phần đuôi (ví dụ, đuôi xoáy, đuôi ngạnh hay bi-pin) để gắn vào đui đèn như được mô tả tại chú giải chi tiết HS: “Ánh sáng của những đèn này được tạo ra bởi một hoặc nhiều đi ốt phát quang (LED), những đèn này gồm lớp vỏ bằng thủy tinh hoặc plastic, một hoặc nhiều đi ốt phát quang, mạch để chỉnh lưu dòng xoay chiều và chuyển đổi điện áp về mức các đi ốt phát quang có thể sử dụng được, và phần đuôi (ví dụ, loại đuôi xoáy (screw), đuôi ngạnh (bayonet) hay bi-pin) để gắn vào đui đèn. Một số loại đèn có thể có phần tản nhiệt. Những đèn này có nhiều hình dạng, ví dụ hình cầu (có hoặc không có cổ); hình quả lê hoặc củ hành, hình ngọn lửa; ống (thẳng hoặc cong); hình dạng đặc biệt để chiếu sáng, trang trí, cây giáng sinh…”. –
Nhóm 94.05
- Bao gồm đèn, bộ đèn LED hoàn chỉnh, có dây điện kết nối với nguồn điện, không ở dạng bóng đèn có đuôi như mô tả nêu trên tại nhóm 85.39
QUY ĐỊNH VỀ DÁN NHÃN HÀNG HÓA THEO NGHỊ ĐỊNH 128/2020 NĐ-CP
Đèn led khi nhập vào Việt Nam phải dán nhãn theo nghị định 128/2020 NĐ-CP để giúp các cơ quản chức năng dễ quán lý hàng hóa. Nhãn mác giúp xác định được rõ xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm với mặt hàng này.
Nội dung nhãn mác hàng hóa gồm các thông tin sau:
- Thông tin của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu ( Tên công ty, địa chỉ)
- Tên hàng hóa
- Xuất xứ hàng hóa
- Các thông tin theo tính chất của loại hàng
Nhãn cần được dán tại những vị trí thuật tiện, dễ nhìn thấy, dễ kiểm tra ở trên bề mặt kiện hàng như trên thùng cacton, trên kiện gỗ, ở bao bì sản phẩm...
CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU ĐÈN LED
Bước 1 : Chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu
- **Hợp đồng mua bán** (Sales contract)
- **Hóa đơn thương mại** (Commercial invoice)
- **Phiếu đóng gói** (Packing list)
- **Vận đơn** (Bill of lading)
- **Chứng nhận xuất xứ** (Certificate of origin) nếu có
- **Chứng nhận hợp quy** (Certificate of conformity)- nếu có
- **Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng** (Quality inspection registration) – nếu có
Bước 2 : . Khai báo hải quan: Tiến hành khai báo hải quan điện tử qua hệ thống VNACCS/VCIS và nộp các loại thuế, phí theo quy định.
Bước 3 : Kiểm tra và thông quan: Sau khi hoàn thành khai báo hải quan, hàng hóa sẽ được kiểm tra và thông quan nếu đạt yêu cầu.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU ĐÈN LED VÀO VIỆT NAM
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ thủ tục để khi lô hàng cập cảng đến sẽ được thông quan nhanh chóng, tránh tình trạng thiếu hồ sơ cần bổ sung vì sẽ tốn thêm chi phí lưu kho, lưu bãi.
- Doanh nghiệp cần thực hiện đúng các chính sách hiện hành của nhà nước và hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ.
- Để được hưởng những khoản thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, doanh nghiệp cần thương thảo với đối tác để lấy được chứng nhận xuất xứ ( C/O)
- Tem nhãn hàng hóa là vấn đề cần đặc biệt lưu ý, vì nếu tem nhãn không thể hiện đủ thông tin cần thiết sẽ bị xử phạt rất nặng theo luật hải quan Việt Nam.
Trên đây là những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu đèn LED mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý vị. Nếu anh/chị có điều gì chưa rõ, xin vui lòng liên hệ với REDSUN LOGISTICS qua hotline hoặc email để được tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Xin vui lòng liên hệ với REDSUN LOGISTICS để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0932719743- Mr Đạo
Email: William@redsunlogistics.com
Địa chỉ: Lầu 2, 170N Nơ Trang Long, P12, Q Bình Thạnh, TP HCM
Xem thêm