HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - HÀN QUỐC (AKFTA)

Hiệp định AKFTA (tiếng Anh: ASEAN-Korea Free Trade Agreement, viết tắt: AKFTA) là Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Hàn Quốc. Hàn Quốc là đối tác thứ 2 mà ASIAN ký kết hiệp định thương mại tự do. Ngày 13/12/2005 ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện.

 

AKFTA LÀ GÌ?

Hiệp định AKFTA (tiếng Anh: ASEAN-Korea Free Trade Agreement, viết tắt: AKFTA) là Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Hàn Quốc.

Hàn Quốc là đối tác thứ 2 mà ASIAN ký kết hiệp định thương mại tự do.

Ngày 13/12/2005 ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết bốn Hiệp định khác về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 6/2007), Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (có hiệu lực từ tháng 5/2009), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 6/2009) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc.

 

CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CỦA HIỆP ĐỊNH

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc với sự góp mặt của Các nước thành viên Đông Nam Á gồm Bruinei Darussalam, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Hàn Quốc.

 

NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH

Việc kí kết Hiệp định AKFTA tạo cơ hội cho 670 triệu người dân ASEAN và Hàn Quốc với tổng GDP là 2,9 nghìn tỷ USD thông qua cơ chế tiếp cận thị trường và đầu tư tự do, thuận lợi hơn giữa các Bên của AKFTA.

Mục tiêu của Hiệp định khung

-Củng cố và tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các Bên

-Từng bước tự do hóa và thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như tạo dựng cơ chế đầu tư minh bạch, tự do và thuận lợi

-Khám phá các lĩnh vực mới và xây dựng các biện pháp thích hợp để hợp tác và hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn

-Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế hiệu quả hơn của các Quốc gia Thành viên ASEAN mới và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các Bên

-Thiết lập một khuôn khổ hợp tác để tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế giữa các Bên.

Cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam

Trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018, 14% tổng số dòng thuế còn lại sẽ giảm thuế về 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm 2021) và cắt giảm một phần thuế suất vào 2021 hoặc giữ nguyên thuế suất MFN.

Từ năm 2015, Việt Nam xóa bỏ thuế quan đối với 7366 dòng thuế (chiếm 77,6% tổng số dòng thuế) tập trung vào một số sản phẩm thuộc các nhóm: sản phẩm nông nghiệp, máy móc thiết bị phụ tùng, dệt may, thủy sản, giấy, hóa chất, sản phẩm từ sắt thép và kim loại cơ bản,…

Đến năm 2018, tổng số dòng thuế xóa bỏ thuế quan là 8184 (chiếm khoảng 86% tổng số dòng thuế).

Lộ trình cắt giảm cuối cùng của Hiệp định AKFTA là năm 2021. Ngoài các dòng thuế đã được xóa bỏ thuế quan vào năm 2018, dự kiến khoảng 620 dòng thuế sẽ được giảm thuế về 5% (tập trung vào một số nhóm như điện tử, cơ khí, sắt thép và kim loại cơ bản, sản phẩm hóa dầu, phụ tùng máy móc, một số mặt hàng ô tô đặc chủng và chuyên dụng…)

Những mặt hàng không cam kết hoặc duy trì thuế suất cao (50%) gồm ô tô nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, xe đạp, đồ điện gia dụng, sắt thép, điện tử, rượu, thuốc lá, xăng dầu,…

Cam kết của Hàn Quốc dành cho Việt Nam

Về cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của Hàn Quốc dành cho Việt Nam, Hàn Quốc đã hoàn tất việc xóa bỏ thuế nhập khẩu theo cam kết trong Hiệp định AKFTA từ năm 2010. Theo đó tính đến nay, 90,9% hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ được hưởng thuế suất 0% nếu có chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Các nhóm mặt hàng Hàn Quốc không cam kết hoặc chỉ cắt giảm thuế nhập khẩu vào cuối lộ trình (năm 2021) chủ yếu gồm: một số loại thủy sản (tôm, cua, cá đông lạnh, đóng hộp), nông sản (chế phẩm từ sữa, mật ong, tỏi, gừng, đậu đỏ, khoai lang), hoa quả nhiệt đới, và hàng công nghiệp như dệt may, sản phẩm cơ khí,...

 

MẪU CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

Hàng hóa xuất nhập khẩu gữa Hàn Quốc và các nước thành viên Đông Nam Á sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan theo khung thương mại của Hiệp định về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc nếu có Chứng nhận xuất xứ mẫu AK.

 

(Nguồn: Sưu tầm)


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng