NHỮNG ĐIỀU NHẬP KHẨU LẦN ĐẦU BẠN PHẢI BIẾT

NHỮNG ĐIỀU NHẬP KHẨU LẦN ĐẦU BẠN PHẢI BIẾT

 

Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, những tương tác và giao dịch kinh doanh giữa các quốc gia và tổ chức đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhập khẩu và xuất khẩu là hai trong số những mảng kinh doanh quan trọng nhất trong thời đại toàn cầu hoá. Vì vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu cần lưu ý về tình hình thị trường hiện tại, các vấn đề pháp lý, tình hình tài chính và môi trường chính trị ở các quốc gia khác nhau nơi các doanh nghiệp lên kế hoạch nhập khẩu rất quan trọng. Thương mại điện tử đã xúc tác cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và những người mua bán hàng hóa trực tuyến, thông qua các trang web và nhà cung cấp khác nhau, với mục đích giữ chi phí ở mức tối thiểu nhất.

Vậy thì làm sao để Nhập khẩu hàng hóa thành công ngay từ lần đầu tiên, cũng Redsun tìm hiểu nhé!

Trước tiên, Anh/Chị sẽ kiểm tra về chính sách mặt hàng mình cần Nhập khẩu:

– Danh mục hàng hoá cấm XNK, phụ lục I: DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU

 

– Cần kiểm tra mặt hàng có kiểm tra chuyên ngành hay không?

Một số các mặt hàng sẽ cần: giấy phép nhập khẩu (như hóa chất, đường tinh luyện,..); kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy,…

 

5 LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU LẦN ĐẦU BẠN PHẢI BIẾT

– Cần tìm đối tác bán hàng – Nhà XUẤT KHẨU uy tín, đáng tin cậy:

Trong bất kỳ dự án mua hàng nào, điều quan trong nhất là phải biết được mình đang tìm kiếm điều gì, không chỉ là sản phẩm hay dịch vụ đang mua, mà còn là Nhà cung cấp mình muốn hợp tác cùng. Dĩ nhiên, khi tìm nguồn hàng, mục đích đầu tiên là tìm được đơn vị cung cấp được mặt hàng chất lượng và ổn định.

Một nhà cung cấp hoạt động lâu năm và có kinh nghiệm khoảng 5 năm, bên cạnh đó Nhà cung cấp cần đảm bảo được chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng.

 

– Chọn EXW và địa điểm nhận hàng ~> FCA:

EXW là từ viết tắt của Ex Work, có nghĩa là Giao hàng tại xưởng hay Giá xuất xưởng. Là một điều khoản cơ bản trong Incoterm (Bộ quy tắc thương mại quốc tế). Trong đó, nhà xuất khẩu sẽ giao hàng tại nhà máy, kho xưởng….và nhà nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm với tất cả công việc còn lại như: xếp hàng lên phương tiện vận chuyển, book tàu… để đưa hàng hóa về nước. Thông thường được hiểu là tại kho xưởng của nhà cung cấp/nhà xuất khẩu.

EXW là một điều khoản có lợi với nhà xuất khẩu và không có lợi đối với nhà nhập khẩu. Với điều kiện này, người mua sẽ phải thực hiện trách nhiệm cũng như chịu mọi chi phí vận chuyển, còn phía người bán sẽ thực hiện trách nhiệm và chi phí tối thiểu.

Như vậy, để tiết kiệm được khoảng giao hàng nội địa tại nước xuất khẩu, nhà nhập khẩu nên đề xuất mua hàng theo điều kiện FCA (Free Carrier – giao cho người chuyên chở), nghĩa là nhà xuất khẩu sẽ trách nhiệm giao hàng đến nơi mà người mua chỉ định để đưa hàng lên tàu, sẵn sàng xuất đi.

– Chọn CFR và bảo hiểm loại A:

CFR (Cost and Freight) là điều kiện Thương mại quốc tế, được hiểu là tiền hàng cộng với cước phí. Nói đơn giản, sau khi giao hàng cho nhà nhập khẩu ở cảng xuất thì trách nhiệm của nhà xuất khẩu đã hết, rủi ro và quá trình vận chuyển do nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm, nhưng cước phí vận chuyển đó sẽ do nhà xuất khẩu trả.

CFR và CIF, trách nhiệm của nhà xuất khẩu và nhập khẩu giống nhau. Như vậy, để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, nhà nhập khẩu nên đề xuất mua hàng theo điều kiện CIF, viết tắt của Cost (tiền hàng), Insurance (bảo hiểm), Freight (cước phí).

Lưu ý rằng, điều khoản CIF chỉ được phép áp dụng cho vận tải biển và đường thuỷ nội địa.

Về bảo hiểm hàng hóa, cần mua theo điều kiện loại A, tuy nhiên có một số mặt hàng không đủ điều để mua loại A, thì cần mua bảo hiểm loại cao nhất có thể, ví dụ loại B.

 

– Nhà NHẬP KHẨU nên đề xuất hình thức thanh toán T/T có độ ưu tiên giảm dần:

+ Ưu tiên 1: T/T trả sau.

+ Ưu tiên 2: T/T 1 phần (Nhà nhập khẩu có thể đề xuất thanh toán trước 30%) và phần còn lại thanh toán sau khi nhận hàng.

+ Ưu tiên 3: T/T 1 phần và phần còn lại thanh toán trước khi nhận hàng.

– Với các lô hàng có tổng trị giá khoảng 70,000USD trở lên nên cân nhắc L/C:

+ L/C cũng không phải là hình thức an toàn 100%, vì đây cũng là quy trình trên giấy, và hoàn tất thanh toán trước khi nhận hàng, nên hình thức thanh toán L/C không thể đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa của lô hàng.

+ L/C có chi phí ngân hàng cao hơn L/C.

Và Anh/Chị cần tham khảo thêm từ các chuyên viên về thanh toán quốc tế của các Ngân hàng.

Redsun hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp Anh/Chị thành công cho lần đầu nhập khẩu hàng hóa.


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng